Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Infographic: 16 bữa sáng giàu dinh dưỡng chỉ tốn dưới 10 phút thực hiện

Có câu nói: “Bữa sáng là của một hoàng, bữa trưa là của một hoàng tử và bữa tối là của gã ăn mày” để nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa sáng.

Theo nghiên cứu khoa học, bữa sáng cần phải cung cấp đủ cho bạn tối thiểu 20-25% nhu cầu năng lượng hàng ngày. Bên cạnh đó, bữa sáng cũng là chìa khóa của cân nặng và chiều cao của bạn. Vì thế nấu một bữa sáng cần đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cả gia đình, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.

Dưới đây là một số những gợi ý hay cho một bữa sáng tiết kiệm thời gian nhưng đầy đủ năng lượng.



Thúy Nga (Theo Shape)

Muối dưới mắt nhìn công bằng

Trong ẩm thực, muối có vai trò là một gia vị đặc biệt quan trọng. Trong y học, người ta lại gán ghép cho muối nhiều tác động tiêu cực. Và nhiều khi, nhắc đến muối người ta coi nó là một yếu tố nguy cơ cần loại bỏ. Nhưng thực ra, nếu nhìn công bằng, muối sẽ rất khác.

Không có muối, bạn không sống được

Muối có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của bạn. Nó quan trọng hơn là một gia vị.

Về mặt ẩm thực, muối có vai trò làm tăng đậm độ của món ăn. Nó làm cho món ăn trở nên cân bằng và ngon hơn. Bạn có thể cho nhiều bột ngọt, cho nhiều hạt nêm. Nhưng nếu bạn không cho một chút muối nào, món ăn của bạn không “dậy” được vị ngọt như mong đợi. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì món ăn không cân bằng khi thiếu muối. Nhưng khi có muối, dù chỉ chút xíu, món ăn sẽ trở nên hoàn hảo, vị ngọt được nâng tầm lên một bậc. Vì thế, trong chế biến món ăn, bạn không thể không dùng muối.

Việc ăn một món ăn có vị đằm của muối khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn không chỉ là do muối làm tăng vị ngon của món ăn mà còn vì muối làm kích thích xung động thần kinh vị giác của bạn.

vai trò của muối

Khi trong món ăn có mặt muối, các tinh thể natri clorua sẽ tác động trực tiếp vào các thụ cảm thể cảm giác nhận cảm mặn ở lưỡi. Những thụ cảm thể này sẽ “rung lên” theo một cách rất riêng, biến tác động hóa học của natri thành xung động thần kinh. Xung động này truyền về tuyến nước bọt làm tăng tiết nước bọt, truyền về vùng dưới đồi ở gian não làm kích thích trung tâm ăn uống.

Muối là thành phần cơ bản tạo nên sự sống

Hiệu quả thu được: nước bọt được tiết ra khá nhiều, trung tâm ăn uống trở nên hoạt hóa. Khi nước bọt được tiết ra nhiều, thức ăn trở nên ướt, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và thậm chí được tiêu hóa ngay ở miệng khiến cho vị thức ăn càng dễ được cảm nhận hơn. Khi trung tâm ăn uống được hoạt hóa, bạn cảm thấy ăn ngon hơn, thích ăn hơn, đem đến một cảm giác khoái lạc trong thưởng thức. Những hiệu quả ấy là do muối đem lại.

Về phương diện tiêu hóa, muối có tác dụng như một cỗ xe phụ hỗ trợ quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ đường, đạm, các phân tử axít amin, đều cần tới một thành phần là muối. Muối sẽ gắn kết vào các protein chuyên chở, vận chuyển đường và axít amin từ lòng ruột vào máu. Muối cũng gắn kết với các protein mang nằm trên màng tế bào niêm mạc ruột, thực hiện quá trình vận chuyển trao đổi chất dinh dưỡng từ ngoài tế bào ruột và trong tế bào ruột. Sự vận chuyển đó, nhất định cần sự có mặt của ion Na, có nguồn gốc từ muối mà ra.

Về mặt sinh lý học, muối là thành phần cơ bản tạo nên sự sống. Muối có vai trò là một ion với số lượng vô cùng lớn trong máu duy trì đủ áp suất thẩm thấu của máu, chống lại hiện tượng nước đi vào nước tiểu quá nhiều, chống lại hiện tượng nước tràn vào tế bào quá lớn. Nó là một điện giải vô cùng cần thiết để giữ lại sự cân bằng cho máu và cân bằng nội môi. Xét về cân bằng nội môi, sự giữ được sự cân bằng nội môi là điều kiện sống còn của các tế bào bên trong cơ thể. Sự quan trọng đến mức tuyệt đối mà nhiều khi chỉ thay đổi chút ít thôi, tế bào cũng chết ngay lập tức. Ấy nhưng ít ai biết và ít ai để ý, tựa như người ta thường rẻ rúm muối về cả giá trị vật chất và giá trị sinh học. Nhưng kỳ thực, muối lại đang hàng ngày hàng giờ bình ổn cho sự sống của chính chúng ta.

Về mặt hoạt động thần kinh, muối là yếu tố không thể không có trong quá trình tạo ra xung động thần kinh và truyền tải nó. Mà hoạt động xung động thần kinh chính là cách thức hoạt động duy nhất của một hệ thần kinh còn đầy đủ chức năng. Nói như vậy không nói quá.

Hệ thần kinh có cấu trúc từ các tế bào thần kinh. Nhiệm vụ các tế bào thần kinh là phát động và hình thành điện thế hoạt động màng tế bào. Điện thế này có độ lớn như một dòng điện thật, dòng điện mà chúng ta vẫn thắp sáng đèn hàng ngày, chỉ có điều, nó có hiệu điện thế nhỏ hơn hàng nghìn lần. Điện thế đó được gọi là xung động thần kinh. Nhưng xung động thần kinh được tạo ra chính là vì có mặt của ion natri bên ngoài tế bào thần kinh. Chỉ cần ion này mất đi, thì xung động thần kinh vĩnh viễn không hình thành. Và khi đó, não bộ không chỉ đạo được tay chân, không điều khiển được cảm xúc. Hoạt động thần kinh bị tê liệt. Nhưng nếu chúng ta tái bù lấp ion natri, bằng cách bổ sung muối, trả lại ion này cho tế bào thần kinh hoạt động thì sự tấp nập lại diễn ra như chưa bao giờ suy chuyển.

Về mặt hoạt động thể dục thể thao, muối làm tăng sức mạnh cơ bắp, kéo dài thời gian hoạt động thể lực, cắt nhanh cơn khát và rút ngắn thời gian hồi phục. Một ví dụ đơn gian để thấy được tác dụng này.

Bạn thử đá bóng liên tục trong 60 phút, chia làm 2 hiệp, mỗi hiệp đấu 30 phút. Trong 30 phút đó, bạn chạy liên tục, mồ hôi mất đi liên tục. Bạn cảm thấy rất khát. Phản xạ của bạn sẽ làm cầm một chai nước mát và uống. Bạn cảm thấy tỉnh người ngay. Nhưng vẫn chưa hết khát. Bạn lại tiếp tục uống, tỉnh người ngay sau đó, nhưng một thời gian sau lại vẫn chưa hết khát. Bạn cứ lặp lại chu kỳ như vậy chừng 4-5 lần nữa, cơn khát của bạn dường như chưa dịu xuống.

Nhưng nếu bạn chỉ cần thêm vài thìa con đường (glucose) và chút xíu muối (1/3 thìa con muối tinh) vào 500ml nước. Sau đó bạn cho vào tủ lạnh, chờ đến khi mát. Bạn chỉ uống vài ngụm to, sau chừng 10 phút, bạn sẽ thấy đỡ khát ngay. Mà cơ thể lại cảm thấy khỏe ra và chân đỡ mỏi. Đó là vì nước uống của bạn đã bù thêm muối cho cơ thể, tái lập lại môi trường của tế bào cơ giúp tế bào này nhanh chóng hồi phục.

Trên đây chỉ là một vài nét khái lược về vai trò của muối. Tốt thì tốt thật, nhưng nếu lạm dụng muối, bạn sẽ thấy nó phản chủ thế nào

Lạm dụng là mắc bệnh

Lạm dụng nghĩa là bạn sử dụng muối vô tội vạ, bạn ăn muối nhiều hơn mức độ so với nhu cầu của bản thân bạn. Điều này có thể do thói quen, có thể do hoàn cảnh gia đình đã làm thay đổi nếp sống khỏe mạnh.

Thói quen của một số người là phải ăn đậm, thật đậm thì mới cảm thấy dễ chịu và mới ăn được. Một số người thích ăn mặn, thích ăn theo kiểu trộn trực tiếp vào cơm. Thói quen như thế sẽ tích muối vào cơ thể rất nhiều.

Muối dưới mắt nhìn công bằng

1 thìa cà phê, đong ngang miệng tương đương với 5 - 8g muối

Hoàn cảnh gia đình cũng trực tiếp làm ảnh hưởng tới sử dụng muối hàng ngày. Cách đây chừng 10 - 15 năm trở về trước, một số gia đình đông con, điều kiện kinh tế khó khăn, chỉ thi thoảng được cải thiện một bữa thịt hoặc một bữa cá. Cách để phù hợp thức ăn với tất cả mọi người, người nội trợ đã phải sử dụng phương cách là rang đậm, kho mặn đến mức một viên lạc được bọc 2 lớp muối, một miếng thịt được phủ trắng muối xung quanh. Với kiểu ăn như thế, ăn đủ phần dinh dưỡng thì lại quá thừa đến mức tai hại phần muối. Và đó là một lối sống nhanh nhất dẫn đến bệnh lý.

Tại sao lại thế?

Khi ăn quá mặn, muối tích trữ trong cơ thể quá nhiều làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu. Nó giữ nước lại, làm tăng khối lượng thể tích dịch của máu mà không làm tăng lên bản chất thành phần máu. Giá trị dinh dưỡng không tăng lên, ngược lại, giá trị áp lực thì lại tăng lên khiến cho huyết áp tăng cao. Bên cạnh đó, bạn có thể bị trữ nước giống như bị phù.

Khi muối trở nên thừa ở trong cơ thể bạn, nó không chỉ tồn tại trong máu mà nó còn đi vào trong thành mạch. Bình thường thành của động mạch khá vừa vặn, đủ dày để co bóp nhưng đủ mỏng để giãn ra. Khi muối đi vào, đi tới đâu, nó kéo nước tới đó, nước tràn vào theo muối làm thành mạch bị phù nề. Thành mạch bị dày lên kém giãn ra, lòng mạch bị khít hẹp kém lưu thông máu. Hệ quả là huyết áp tăng lên cao và trở nên khó điều trị.

Khi có quá nhiều muối, muối đi vào trong mồ hôi, làm cho mồ hôi tiết ra nhưng khó bay hơi. Chúng thường đọng lại ở cổ lỗ chân lông, ở bề mặt da, ở quần áo. Điều này dẫn tới quá trình điều nhiệt bị ảnh hưởng, da hay bị viêm nhiễm, nổi sẩn, nổi cục, nổi nốt.

Không dùng muối thì không đảm bảo đủ chức năng, nhưng dùng quá đà thì lại rước bệnh. Vậy thì cuối cùng dùng thế nào cho đủ khôn ngoan?

Kết bạn khôn ngoan

Không còn cách nào khác, bạn phải tự điều tiết lấy chính cơ thể bạn. Rõ ràng, muối không chỉ có hại như người ta vẫn nghĩ. Sự tuyên truyền và quan niệm một mặt đã khiến cho người ta ghẻ lạnh muối và những người hoạt động y tế hay xếp nó vào nhóm nguy cơ cần loại bỏ. Nhưng thực tế, nó có vai trò nhất định với sự sống của chúng ta. Để hài hòa được giữa lợi và hại, chúng ta cần dùng đúng và dùng đủ.

Một ngày, bạn chỉ nên dùng dưới 10 gam muối là đủ cho nhu cầu. Đó là nhu cầu với 1 người bình thường. Bạn nhất định không được ăn quá nhu cầu này.

Ở mức giá trị trung bình, với người trung tuổi, các đối tượng đang điều trị bệnh, bạn chỉ nên ăn dưới 5g muối trong 1 ngày và chia đều ra các bữa. Bạn nhất định không được ăn quá số lượng này.

Còn với người đang mắc bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh phù, bạn không được ăn quá 3g muối trong 1 ngày. Nếu ăn quá lượng này, cơ thể bạn trở lên tai hại. Ăn dưới 3g muối trong 1 ngày được gọi là ăn nhạt.

Làm thế nào để tính ra được 5g muối hay 10g muối? Bạn lấy 1 thìa cà phê, đong ngang miệng thìa cà phê muối tinh, loại muối có hạt nhỏ như hạt đường, chừng đấy muối tương đương với 5 - 8g muối. Như thế, bạn chỉ cần ăn từ 1 - 1,5 thìa cà phê muối tinh trong 1 ngày là đã đủ nhu cầu muối trong cơ thể bạn.

Nói thì như vậy, nhưng tính ra có đảm bảo không? Chúng ta chỉ cần ước lượng phép tính như sau.

Giải sử gia đình có 4 người. Khi nấu canh cho 1 bữa, bạn cho 1/2 thìa cà phê muối. Lượng muối này chia cho 4 người ăn trong 1 bữa thì mỗi người được 1/8 thìa cà phê muối. Người đó ăn 2 bữa 1 ngày thì sẽ thu được 1/4 thìa cà phê muối. Lượng muối thu được qua nước chấm, các món sốt, trộn, xào, kim chi, cà muối, dưa muối, món chiên sẽ có giá trị trung bình của muối vào khoảng 1/4 - 1/3 thìa cà phê muối trong 1 ngày. Như vậy, tổng lượng muối thu được sẽ vào khoảng 2/4 - 3/4 thìa cà phê muối. Bạn đã thu nạp từ 4 - 6g muối. Như vậy là con số trung bình và khá tốt.

Chỉ cần nấu canh đậm thêm, món xào đậm thêm, chấm nước chấm đậm độ thêm thì bạn sẽ tăng theo cấp số 1/4 thìa cà phê muối trong 1 ngày (2 gam muối). Nhanh chóng vượt qua ngưỡng 10g muối và cơ thể bạn trở lên mất an toàn.

Vậy nên, ngay từ hôm nay, bạn hãy học cách kết bạn với muối khôn ngoan.

BS. YÊN L M PHÚC

Những ý tưởng tiêu dùng thực phẩm thông minh làm thay đổi thế giới

Những ý tưởng tiêu dùng thực phẩm thông minh làm thay đổi thế giới

Tại sự kiện về an toàn thực phẩm đầu tiên của Diplohack tổ chức tại Việt Nam, một diễn đàn cho các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các bạn trẻ cùng đưa ra những ý tưởng sáng tạo để đổi mới xã hội, rất nhiều ý tưởng thông minh và mới mẻ đã được đưa ra nhằm xây dựng một xã hội văn minh trong tiêu dùng thực phẩm sạch và an toàn.

Diplohack là diễn đàn do các Đại sứ quán Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan khởi xướng dùng ý tưởng, sáng kiến của giới trẻ Việt Nam, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế cùng những tiến bộ khoa học công nghệ để đổi mới xã hội. Lấy cảm hứng từ phong cách sáng tạo của người Thụy Điển, từ các ý tưởng làm thay đổi thế giới của giải Nobel danh giá tới những phát minh đã làm thay đổi xã hội Thụy Điển và biến nước này trở thành quốc gia phát triển bậc nhất và có mức sống cao nhất hành tinh, các ý tưởng thông minh và sáng tạo của Diplohack ở Việt Nam hy vọng sẽ tạo đòn bẩy phát triển cho Việt Nam trong tương lai.

Diplohack - diễn đàn cho các ý tưởng sáng tạo tại Việt Nam

Diplohack - diễn đàn cho các ý tưởng sáng tạo tại Việt Nam.

Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, sự phát triển năng động của thế giới nhờ vào hàm lượng chất xám và những ý tưởng, công nghệ hàng đầu, ngành y tế Việt Nam cũng đã cuốn theo dòng phát triển của thời đại với những thành tựu vượt bậc trong công nghệ tế bào gốc, kỹ thuật gene, phẫu thuật nội soi, ghép gan, ghép tạng, phẫu thuật robot, thụ tinh nhân tạo, điều trị các căn bệnh nan y (ung thư, tim mạch, hiếm muộn,...) bằng kỹ thuật cao.

Hy vọng với những ý tưởng từ các chuyên gia nông nghiệp, y tế, công nghệ, các nhà quản lý, các nhà sản xuất thực phẩm lần này, toàn bộ hệ thống thực phẩm sạch và tiêu dùng thông minh với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chuỗi thực phẩm an toàn và chất lượng từ nông trại tới bàn ăn sẽ được triển khai trong tương lai. Bạn có thể sẽ rất tò mò, những ý tưởng thông minh nào làm nên điều đó? Một vài ý tưởng thông minh sau đã từng được triển khai tại một số nước tiên tiến trên thế giới, và giờ đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trên toàn thế giới, những công nghệ này theo các chuyên gia sẽ làm thay đổi thế giới trong lĩnh vực tiêu dùng trong tương lai.

1. Foodpedia - ứng dụng tra cứu thực phẩm thông minh

Ý tưởng đoạt giải 3 cuộc thi Diplohack lần này chính là một trang mạng từ điển bách khoa toàn thư về thực phẩm mang tên Foodpedia. Chắc hẳn bạn đã từng rất quen thuộc với trang mạng wikipedia có thể giúp bạn tra cứu, tìm hiểu về tất cả mọi thứ trên đời. Foodpedia, một ứng dụng tra cứu thực phẩm (hay bách khoa toàn thư về thực phẩm) là một ứng dụng lấy cảm hứng từ đó.

Thế nhưng Foodpedia còn thông minh hơn wikipedia rất nhiều, bởi nó như một phần mềm giúp bạn tra cứu toàn bộ thông tin về sản phẩm, để biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, chỉ cần scan mã vạch hay gõ số hiệu của sản phẩm, bạn sẽ biết được các thông số về dinh dưỡng, về nhà sản xuất, về mức độ tin cậy, hạn sử dụng của sản phẩm, những siêu thị, cửa hàng nào sẽ phân phối sản phẩm chẳng hạn,... Vì vậy bạn sẽ biết được sản phẩm có an toàn hay không và có phải thực phẩm sạch, đúng thương hiệu hay không.

Nhóm Diplohack đưa ra ý tưởng về Foodpedia, một ứng dụng mở (app) tra cứu thực phẩm

Theo một nhóm Diplohack, ứng dụng mở (app) tra cứu thực phẩm Foodpedia hoàn toàn khả thi về mặt CNTT

Ví dụ khi bước vào một siêu thị lớn, một cửa hàng rau sạch hay nông sản sạch, bạn có thể kiểm tra bằng cách kiểm tra tên siêu thị trên app Foodpedia và sẽ biết liền. Trên trang này còn có xếp hạng sao để đánh giá uy tín của sản phẩm, nhà cung cấp sản phẩm theo mức độ hài lòng của người sử dụng.

Nếu bạn muốn tìm mua một sản phẩm chẳng hạn như hữu cơ, app sẽ cho bạn biết xung quanh vị trí bạn đang ở có bao nhiêu siêu thị, cửa hàng sạch cung cấp loại rau hữu cơ hay loại thịt sạch với thông số mà bạn mong muốn chẳng hạn. Hẳn đây là cách tiêu dùng vô cùng thông minh.

2. Các app tra cứu bar code

Điện thoại thông minh sẽ mở ra chân trời mới giúp cho người sử dụng chỉ mất vài phút tra mã vạch online để biết thanh socola bạn mua có phải là của hãng mà bạn yêu thích hay không? Các thương hiệu lớn đã đăng ký trên app sẽ được nhận diện trên smartphone của bạn. Bằng cách chụp ảnh bằng điện thoại để scan mã vạch, bạn sẽ dễ dàng mua được sản phẩm chất lượng cao mà mình yêu thích.

3. App tra cứu/quản lý thực phẩm của cơ quan quản lý

Theo bà Katja Goodhew, Tham tán phụ trách Tăng trưởng Xanh và Thực phẩm của ĐSQ Đan Mạch, việc áp dụng các app thông minh để quản lý chuỗi thực phẩm đã được Đan Mạch, một trong những quốc gia phát triển bậc nhất thế giới ứng dụng để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng hàng nông hải sản, thực phẩm. Theo bà, việc đảm bảo thực phẩm sạch phải được quản lý từ khâu đầu vào, chứ không phải chỉ riêng đầu ra, có nghĩa là cần đảm bảo rằng tất cả các nhà sản xuất phải đảm bảo sản phẩm an toàn và đạt chất lượng.

Tất cả các nhà sản xuất thực phẩm ở Đan Mạch đều bị thanh kiểm tra rất kỹ lưỡng từ các trang trại, nguyên liệu nhập vào để sản xuất sản phẩm, quy trình cho đến khâu phân phối tại các siêu thị và đầu mối. Các nhà hàng đều bị thanh tra và buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì vậy, mà vấn đề thực phẩm sạch và an toàn được quản lý rất tốt.

Bà Katja Goodhew, Tham tán Đan Mạch về tăng trưởng xanh và thực phẩm

Bà Katja Goodhew, Tham tán Đan Mạch về tăng trưởng xanh và thực phẩm

Tại trang web findsmiley.dk của Đan Mạch, trang web mang biểu tượng nụ cười của cơ quan quản lý thực phẩm Đan Mạch, người tiêu dùng chỉ cần gõ tên sản phẩm, hay mã vạch, số hiệu sản phẩm, hoặc tên siêu thị, nhà hàng lên là họ có thể biết được là sản phẩm/nhà sản xuất đã đăng ký có đạt chất lượng hay không, nếu có, bên cạnh sẽ là biểu tượng nụ cười, để người tiêu dùng yên tâm.

4. Quản lý chuỗi thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn

Bà Katja Goodhew còn cho biết thêm tại Đan Mạch, Cơ quan quản lý thực phẩm trực thuộc Bộ Nông nghiệp, bởi sẽ quản lý theo chuỗi từ khâu trồng trọt, canh tác, đảm bảo mức độ thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản đạt ở mức độ cho phép, sản phẩm hữu cơ phải tuân thủ nghiêm ngặt, cho tới các nhà máy chế biến, đảm bảo vệ sinh quy trình cho tới khi hàng hóa ra tới siêu thị và bàn ăn, thậm chí các bếp ăn tập thể, căng tin trường học cũng bị kiểm soát rất nghiêm ngặt về khâu nhập nguyên liệu, và chế biến đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn.

Diplohack với sự góp mặt của các đại diện Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan

Diplohack với sự góp mặt của các đại diện Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan

Ý tưởng là với sự góp mặt của các nhà kỹ sư nông nghiệp và sinh học, những kỹ thuật xanh, tốt cho sức khỏe và môi trường, nâng cao năng suất nông nghiệp sẽ được áp dụng cho những người nông dân. Rồi những kỹ thuật hiện đại và chất lượng nhất lại được ứng dụng theo dõi sít sao tại các nhà máy chế biến để đảm bảo nguồn gốc chất lượng rõ ràng đối với người tiêu dùng. Việc quản lý thống nhất như vậy sẽ giúp sản phẩm đạt chất lượng từ khi ở trang trại cho tới khi xuất hiện tại bàn ăn của gia đình và các nhà hàng.

Người nông dân cũng được hỗ trợ về kiến thức và công nghệ cũng như ý thức tạo ra sản phẩm sạch để tạo dựng lòng tin. Bất kể ai có sáng kiến cũng có thể đưa ra để ứng dụng vào xã hội, tạo ra một xã hội phát triển dựa vào chất xám, ý tưởng và sáng tạo.

5. Access: An toàn thực phẩm là trên hết

Khái niệm được một nhóm Diplohack đưa ra khá thú vị và thiết thực, đó là Access, các chữ cái viết tắt tượng trưng cho:

ACCESS: Nông nghiệp, chất hóa học, kiểm soát, hiệu quả, an toàn, hệ thống

A: Agro: nông nghiệp:

C: Chemical: chất hóa học (đó là việc kiểm soát việc tuân thủ hàm lượng sử dụng chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu...), ghi thông số các hóa chất có trong sản phẩm công khai trên các app có thể truy cập dễ dàng trên internet, trên điện thoại thông minh. Đương nhiên là tất cả các app đều miễn phí đối với người sử dụng. Theo các chuyên gia, về mặt công nghệ, để làm nên các app này không hề khó. Việc công khai minh bạch sẽ giúp tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Lấy một ví dụ chẳng hạn như đối với sản phẩm nước mắm, với các app giúp người tiêu dùng có thể tra cứu tên sản phẩm với thông số về hàm lượng chất dinh dưỡng, các chất hóa học như asen chẳng hạn có trong nước mắm, ghi rõ thông số lượng asen hữu cơ là bao nhiêu, và với đường link dẫn từ foodpedia chẳng hạn, một bách khoa mở toàn thư về thực phẩm và an toàn thực phẩm, thì người tiêu dùng có thể nhấp vào từ khóa asen hữu cơ để biết rằng nó không gây hại cho cơ thể, và tra sản phẩm nhận thấy rằng sản phẩm đã được kiểm duyệt là an toàn và chất lượng chẳng hạn, thì người tiêu dùng sẽ không bị hoang mang, không hoảng sợ trước bất cứ một tin đồn nào.

C: Control: kiểm soát

E: Efficiency: hiệu quả

S: Safety: an toàn, với tiêu chí "An toàn là trên hết" đối với mọi mặt hàng nông sản, hải sản và thực phẩm.

S: System: mang tính hệ thống.

Việc quản lý theo chuỗi và xuyên suốt, với thông tin minh bạch mà mọi người dân đều có thể tiếp cận sẽ tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp và kích thích nền kinh tế phát triển. Mọi sản phẩm đều được quản lý từ khi nó bắt đầu được sản xuất, sẽ giúp cho sản phẩm đảm bảo an toàn tối đa khi xuất hiện ngoài thị trường. Sự thông minh trong cách quản lý này ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo dựng lòng tin thì nó còn giúp tạo ra một xã hội thật sự khỏe mạnh cho chúng ta. Bởi dinh dưỡng nuôi sống chúng ta, nên nó còn góp phần giảm nhẹ bệnh tật và giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp nhất.

Diễn đàn Diplohack, nơi

Diễn đàn Diplohack, nơi "thai nghén" những ý tưởng giúp xã hội tốt đẹp hơn

Và điều quan trọng là trong hệ thống này, bất kể người dân nào có những sáng kiến hay ý tưởng mới đều có thể đưa ra đóng góp để giúp cho người nông dân có thể tăng trưởng xanh, cải tiến sản phẩm của họ một cách an toàn nhất. Theo ông Arie Veldhuizen, Tham tán Nông nghiệp của ĐSQ Hà Lan, Việt Nam là một nước có nền ẩm thực phong phú với các món ăn rất hấp dẫn như phở chẳng hạn, rất ngon miệng, nước nhiệt đới này cũng có vô số sản vật thiên nhiên ban tặng. Việc xây dựng một nền nông nghiệp và thực phẩm thông minh dựa trên những ý tưởng sáng tạo để thay đổi tư duy của người nông dân về một xã hội xanh và khỏe mạnh sẽ giúp cho các sản phẩm của Việt Nam có thể đến nhiều nơi trên thế giới hơn.

Trong tương lai, những ứng dụng thông minh sẽ giúp cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trở nên xuyên suốt trên toàn thế giới, và nhờ đó mà khả năng xuất khẩu sản phẩm của các quốc gia đều sẽ vượt trội nhờ lòng tin của người tiêu dùng. Chẳng hạn tra cứu app giúp bạn hiểu rõ về sản phẩm của Đan Mạch nếu bạn mua nó ở Việt Nam, thì có nghĩa là mọi người nước ngoài đều có thể tìm hiểu về sản phẩm của Việt Nam qua mạng theo cách đó. Trong tương lai, đó có thể là xu hướng sẽ làm thay đổi thế giới mà bạn đang sống.

Nguyễn Vân

9 `kháng sinh` tự nhiên tốt hơn thuốc

Kháng sinh được dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể và gây ra một số vấn đề không thể khắc phục. Một số loại kháng sinh có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì vậy, nhu cầu về các loại kháng sinh tự nhiên ngày càng gia tăng. Dưới đây là những loại thực phẩm có tác dụng như thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm trùng phổ biến.

1. Tỏi

Tỏi chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và các thành phần khác có tác dụng chống nhiễm trùng như cảm lạnh. Nó tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng một cách hiệu quả. Hãy ăn tỏi nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc nếu muốn phòng ngừa bệnh này. Tỏi có tác dụng như một loại kháng sinh đặc biệt.

9-khang-sinh-tu-nhien-tot-hon-thuoc

2. Mật ong

Mật ong phổ biến trên khắp thế giới nhờ có đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn. Trong mật ong có chứa enzym giải phóng hydrogen peroxid, chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, nó loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Tốt cho hệ tiêu hóa và cũng tăng cường hệ miễn dịch, mật ong là một trong những loại kháng sinh tự nhiên hiệu quả.

3. Dấm táo tươi

Thường được biết đến nhờ tác dụng giảm cân, dấm táo tươi cũng là một loại kháng sinh tự nhiên. Nó không chứa chất hóa học và có tác dụng thanh lọc cơ thể hiệu quả.

4. Nghệ

Nghệ có nhiều đặc tính kháng khuẩn, rât tốt để chống vi khuẩn.

5. Dầu dừa nguyên chất

Nhờ có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn, dầu dừa có thể điều trị hiệu quả những nhiễm trùng thông thường.

6. Cải bắp

Cải bắp chứa nhiều vitamin C và lưu huỳnh, những thành phần này có tác dụng chống nhiễm trùng. Sử dụng loại thực phẩm này có tác dụng chống lại nhiễm trùng hiện tại hoặc phòng ngừa nhiễm trùng trong tương lai.

7. Chiết xuất hạt bưởi chùm (cam Mỹ)

Theo một nghiên cứu gần đây, chiết xuất hạt bưởi chùm có thể chống lại hiệu quả hàng trăm loại vi khuẩn và vi-rút. Nó giúp tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên.

8. Thực phẩm lên men

Một số loại thực phẩm lên men như dưa chua, sữa chua probiotic rất tốt cho sức khỏe và cũng bảo vệ cơ thể một cách tự nhiên chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng.

9. Gừng

Gừng rất tốt trong điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn truyền qua thực phẩm. Đặc tính chống viêm của gừng giúp cơ thể loại bỏ các nhiễm trùng, từ đó giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể.

BS Cẩm Tú

(theo Boldsky)

Đói ăn, khát uống?

Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã có buổi trao đổi với BS.CKII. Đỗ Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM.

PV: Ông bà ta xưa thường nói: đói ăn, khát uống. Như vậy có gì là trái với quan niệm “ăn uống theo lập trình” hiện nay hay không? Có nghĩa là ăn phải đúng giờ, đúng bữa, đúng khẩu phần…

BS.CKII. Đỗ Ngọc Diệp: “Đói ăn, khát uống” có thể coi là “khuyến nghị dinh dưỡng hợp lý” mà ông bà ta tổng kết từ thực tiễn. “Đói ăn, khát uống” là khái niệm rất cần chúng ta hiểu đúng để từ đó xây dựng chế độ ăn tốt - và thông qua ăn uống hàng ngày nâng cao được sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu suất học tập, làm việc.

“Đói ăn, khát uống” nên hiểu là việc ăn uống cần phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Tiếp cận theo khoa học dinh dưỡng tiết chế hiện đại là cá thể hóa nhu cầu dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng cần đủ và cân đối về năng lượng - các chất dinh dưỡng sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường) - các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng (vitamin, khoáng chất, chất xơ).

Đói ăn, khát uống?Chế độ dinh dưỡng của mỗi cá thể phải phù hợp với thể trạng, giới tính, tuổi tác, tình trạng sinh lý

Chế độ dinh dưỡng của mỗi cá thể phải phù hợp với thể trạng, giới tính, tuổi tác, tình trạng sinh lý (như có thai, cho con bú), mức độ lao động, hoạt động thể lực (nặng - nhẹ - trung bình), bệnh lý (tăng huyết áp, đái tháo đường...). Ví dụ như: người cao tuổi cần giảm năng lượng còn ở mức 70 - 80% lúc trẻ, người lao động nặng hoặc vận động viên thể thao đang thi đấu cần ăn nhiều hơn vì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với người lao động nhẹ. Trẻ em cần năng lượng cao để tăng trưởng. Người cao tuổi và trẻ em cần chất đạm nhiều hơn. Người cao tuổi, người thừa cân béo phì cần hạn chế chất béo động vật, người bị đái tháo đường cần giảm chất bột đường và các loại đường chuyển hóa nhanh; người tăng huyết áp phải hạn chế muối và các gia vị mặn...

Duy trì thói quen ăn đúng giờ, uống đủ nước giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất, kiểm soát đường máu. Quan niệm “ăn uống theo lập trình” không được hiểu máy móc như chuỗi sản xuất hàng hóa công nghiệp. Nếu áp dụng chế độ ăn chung cho mọi người sẽ dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa và bệnh liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, rối loạn mỡ máu, suy dinh dưỡng.

- Quan niệm món ăn vị thuốc có đúng cho mọi người hay không? Hay chỉ có lợi ích cho người đang bị bệnh?

- Món ăn vị thuốc đúng cho mọi người chứ không phải chỉ áp dụng cho người đang bị bệnh. Đã bị bệnh rồi mới chọn món ăn có tốt bao nhiêu cũng chỉ giúp phục hồi phần nào bệnh lý chứ không thể giúp chúng ta khỏe như chưa bị bệnh. Những hiểu biết về các giá trị sức khỏe của thức ăn gần đây đã được chú ý nhiều hơn và có nhiều ví dụ về hiệu quả của thực phẩm trong phòng và điều trị bệnh.

Từ thế kỷ 14, Tuệ Tĩnh đã nêu trong số 586 vị thuốc Nam có 246 loại là thức ăn. Bát cháo giải cảm gồm thịt, trứng, hành, tỏi, tía tô và các loại rau gia vị khác sẽ cung cấp cho người ốm chất đạm, vitamin, muối khoáng và kháng sinh cần thiết là ví dụ về món ăn trị bệnh.

Gan động vật, cá, đậu nành, đu đủ, gấc, cà rốt... là những thực phẩm ứng dụng trong phòng và điều trị khô mắt do thiếu vitamin A. Sữa là nguồn cung cấp chất đạm cho người suy dinh dưỡng, cung cấp canxi để phòng ngừa loãng xương...

Rượu vang chứa nhiều polyphenol, đậu nành chứa nhiều isoflavon được chứng minh là có vai trò bảo vệ đối với các bệnh tim mạch do có tác dụng làm giảm LDL-cholesterol, giảm các tổn thương xơ vữa.

Gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin nhóm B, giàu chất xơ có vai trò phòng chống ung thư đường tiêu hóa, bệnh tim mạch.

Chế độ ăn Điạ Trung Hải có đặc trưng là nhiều rau quả tươi, ít thịt đỏ, ít chất béo động vật, sử dụng thường xuyên cá, đậu nành có hiệu quả trong phòng ngừa bệnh lý tim mạch, ung thư, nâng cao tuổi thọ

- Thực phẩm chức năng sự thật có vai trò trong việc cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng của cơ thể hay chỉ là vấn đề tâm lý đơn thuần?

- Thực phẩm chức năng được hiểu là thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thực phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.

Thực phẩm chức năng hầu hết không được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng sinh năng lượng cho cơ thể và không có tác dụng thay thế thuốc điều trị bệnh.

Ví dụ điển hình về vai trò của thực phẩm chức năng trong hỗ trợ tăng sức đề kháng, kháng viêm là các probiotics. Xuất phát từ khám phá vai trò sữa chua trong điều trị viêm ruột kéo dài, các probiotics hiện được nghiên cứu về các vai trò khác nhau với sức khỏe và được bổ sung trong khá nhiều loại thực phẩm truyền thống. Glucosinolate có trong rau họ cải có vai trò ngăn ngừa ung thư phổi, ống tiêu hóa. Axít béo -3 và -6 có nhiều trong các loại cá béo, dầu thực vật có vai trò hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh tim mạch do giảm LDL-cholesterol, giảm xơ vữa động mạch, kháng viêm.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM (thực hiện)

6 thực phẩm khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi

1.Chuối

Chuối rất giàu magiê, giúp giãn cơ bắp. Mặc dù chuối là một món ăn đơn giản và lành mạnh, nhưng magiê trong chuối trợ giúp giấc ngủ tuyệt vời, có nghĩa là chuối có thể làm giảm năng lượng của bạn trong cả ngày.

2.Thịt đỏ

Các loại thịt giàu chất béo có thể khiến bạn cảm thấy nặng nề sau khi ăn chúng. Đó là vì cơ thể khó phá vỡ chất béo, vì vậy nó cần một quá trình phức tạp hơn để tiêu hóa so với các chất dinh dưỡng khác. Tất cả năng lượng của cơ thể bạn sẽ được tập trung vào việc tiêu hóa chất béo, do đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

3.Trái anh đào

Vì trái anh đào chứa hàm lượng cao melatonin, chúng trợ giúp giấc ngủ tự nhiên và thậm chí có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Anh đào có thể giúp khôi phục lại chu kỳ giấc ngủ tự nhiên và điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể bạn. Điều này có nghĩa trái anh đào không phải là lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn nhẹ trong ngày.

4. Bánh mì trắng

Bánh mì trắng bao gồm cả bánh ngọt, gạo trắng, mì ống, bánh nướng xốp, và thực phẩm đã chế biến. Vì những tinh bột này có chỉ số đường huyết cao, chúng không có nhiều chất xơ, có nghĩa là chúng bị phá vỡ rất nhanh, và bạn sẽ không nhận được năng lượng liên tục. Ngoài ra, lượng lớn bột và đường trong chúng có thể gây buồn ngủ.

5.

Các loại cá như cá hồi, cá bơn, cá ngừ rất giàu vitamin B6, cơ thể sử dụng vitamin này để sản sinh melatonin (hoóc-môn giấc ngủ). Nên ăn loại thực phẩm an thần tự nhiên này vào ban đêm - khi những tác dụng của nó thực sự có lợi cho bạn.

6.Gà tây

Protein nạc như thịt gà tây rất giàu tryptophan - một axit amin làm tăng nồng độ serotonin. Điều này có thể giải thích tại sao bạn dễ đi giấc ngủ sau khi ăn gà tây.

Do vậy, trong khi ăn uống là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn đang cảm thấy một chút thư giãn trong ngày, thì 1 trong 6 thực phẩm trên không phải là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn.

ThS. Vũ Mai

(Theo MSN)

Vì sao không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh?

Làn sóng thức ăn nhanh - fast food như: gà KFC, bánh mì sandwich, bánh hamburger, nước ngọt, khoai tây chiên, pate, xúc xích, lạp xường... chiếm lĩnh toàn bộ các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan, hội hè của trẻ, từ lứa tuổi mầm non đến tận khối phổ thông trung học. Có trẻ sau mỗi buổi chiều tan trường đều được cha mẹ cho ăn một phần thức ăn nhanh, sau đó về nhà ăn cơm tối tiếp. Có trẻ được thay thế bữa ăn tối bằng thức ăn nhanh với lý do trẻ thích ăn hoặc cha mẹ bận rộn không nấu ăn được. Với những trẻ này, thức ăn nhanh là món khoái khẩu mà các bé ưa thích.

Mối nguy do sự tiện lợi của fast food “mang” lại

Thức ăn nhanh được chế biến công nghiệp và bán công nghiệp. Thức ăn nhanh công nghiệp như bánh snack, khoai tây chiên giòn, nước ngọt, nước có gas, nước có thêm đường. Thức ăn nhanh bán công nghiệp như gà rán, hamburger, bánh pizza... là những thức ăn rất giàu năng lượng. Một phần gà rán có trên 400-450kcalo, một phần hamburger cũng 450-460 kcalo - tùy to hay bé, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.

Thức ăn nhanh chiếm lĩnh toàn bộ các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan của trẻ.

Không thể phủ nhận thức ăn nhanh là tiện lợi, cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hoạt động, học tập... nhưng nếu dùng thức ăn nhanh thường xuyên, thay thế cho những bữa ăn truyền thống sẽ có những tác hại đáng kể. Nếu đã ăn các bữa ăn chính mà lại ăn thêm thức ăn nhanh sẽ làm người sử dụng thừa năng lượng. Còn ăn thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất. Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng. Những người thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh dễ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu. Ăn nhiều thức ăn nhanh tuy bị béo phì nhưng vẫn bị thiếu các vi chất dinh dưỡng, có nghĩa là thức ăn nhanh là loại thức ăn không cân đối về dinh dưỡng, thức ăn nhanh rất giàu năng lượng, chủ yếu cung cấp từ chất béo, chất béo này từ động vật (heo, bò, gà...). Thực phẩm thường chiên từ dầu mỡ có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe, đặc biệt không tốt cho tim mạch do hàm lượng muối cao. Khi chiên rán ở nhiệt độ cao gần như các vitamin và khoáng chất đã bị phá hủy hết.

Vậy có nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh hay không?

Thỉnh thoảng cho trẻ ăn thức ăn nhanh thì được nhưng ăn thường xuyên thì không tốt vì những lý do đã phân tích ở trên. Thức ăn nhanh là nhu cầu của đời sống công nghiệp nhưng người tiêu dùng cần phải biết cân đối. Trong thức ăn nhanh có ít rau nên sau khi ăn cần phải ăn thêm trái cây, rau xanh. Khi mua phần ăn nên chọn phần có năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình và không nên ăn quá một lần mỗi tuần, đối với trẻ béo phì, người lớn thừa cân béo phì và mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu... thì không nên ăn. Phụ huynh nên tránh tạo thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, được điểm cao trong học tập... hoặc tập thói quen ăn hằng tuần.

Bữa ăn truyền thống vẫn là tốt nhất cho mỗi gia đình.

Bữa ăn truyền thống vẫn là tốt nhất đối với mỗi gia đình, vừa tốt cho sức khỏe, tiết kiệm, dù có bận rộn với công việc, người phụ nữ trong gia đình vẫn nên dành thời gian nấu những bữa ăn cân đối dinh dưỡng, ngon, bổ, rẻ cho những người thân yêu trong gia đình.

ThS. BS. Lê Thị Hải

10 điều có thể xảy ra nếu bạn chuyển từ uống cà phê sang uống trà

1. Răng bạn sẽ có màu sáng hơn

Cà phê rất nổi tiếng với việc gây ố răng, do vậy, việc chuyển từ uống cà phê sang uống trà có thể sẽ khiến răng bạn trông sáng màu hơn, đặc biệt là nếu bạn uống trà trắng hoặc trà xanh. Nhiều người không nhận ra rằng, việc uống trà sẽ khiến răng ít bị ố hơn, so với việc uống cà phê.

2. Bạn có thể làmgiảm được lượng cholesterol

Cà phê phin đã được loại bỏ 2 chất là cafestol và kahweol, nhưng các loại cà phê khác, ví dụ như cà phê ép của Pháp hoặc espresso, thì vẫn còn những chất này. Đây là 2 chất có thể làm tăng lượng cholesterol xấu LDL và do vậy, cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ của bạn. Thay vì việc uống expresso, nếu bạn chuyển sang uống trà thì lượng cholesterol của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

3. Bạn có thể sẽ bị đau đầu

Phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể với sự thay đổi và phụ thuộc vào mức độ caffein bạn tiêu thụ hàng ngày, bạn có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cacaffein nếu bạn chuyển từ việc uống cà phê sang uống trà. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn có một sự thay đổi đáng kể, ví dụ như ngừng tiêu thụ caffein hoàn toàn, nhưng cũng có thể sẽ xảy ra ngay khi bạn mới chỉ cắt giảm lượng caffein mà mình tiêu thụ. Sau khi cơ thể bạn quen với sự thay đổi, thì những triệu chứng cai sẽ biến mất.

4. Chứng ợ nóng của bạn sẽ được cải thiện

Cà phê có thể sẽ làm giãn cơ vòng ở giữa thực quản và dạ dày. Khi cơ này mở ra, axit dạ dày có thể sẽ trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng trào ngược và ợ nóng. Tình trạng ợ nóng của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn chuyển sang uống trà, mặc dù trà cũng có một lượng nhỏ caffein. Một số chuyên gia cho rằng, có một thành phần nào đó trong cà phê mà họ vẫn chưa biết, sẽ gây ợ nóng với một vài người. Và kể cả khi họ đã uống cà phê đã tách caffein (decaf) thì họ vẫn bị ợ nóng.

Bạn có thể sẽ ngủ ngon hơn

Vì cà phê có chứa nhiều caffein hơn trà, do vậy, bạn có thể sẽ thấy mình ngủ tốt hơn vì trà có chứa ít chất kích thích hơn. Caffein có thể là nguyên nhân góp phần gây ra chứng chân không yên khi ngủ và tình trạng mất ngủ.

5. Bạn có thể sẽ bình tĩnh hơn

Nếu bạn thường xuyên uống 3-4 cốc cà phê một ngày, bạn có thể đang kích thích cơ thể quá mức. Đôi khi, đặc biệt là với những người nhạy cảm với caffein, họ có thể sẽ bị bồn chồn và cáu kỉnh nếu tiêu thụ quá nhiều caffein. Và do trà có chứa ít caffein hơn so với cà phê, do vậy, bạn sẽ ít có nguy cơ dùng quá liều và sẽ ít bị kích thích hơn.

6. Bạn có thể sẽ tăng nguy cơ tiểu đường typ 2

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, cà phê có thể dự phòng bệnh tiểu đường typ 2 nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được lý do tại sao. Một số người cho rằng đó là bởi vì cà phê sẽ làm tăng lượng protein có chứa các hormone sinh dục như testosterone và estrogen – giúp làm giảm nguy cơ tiểu đường typ 2, trong khi một số người khác cho rằng, cà phê có thể làm tăng tính nhạy cảm insulin. Do vậy, khi chuyển từ việc uống cà phê sang uống trà, có thể bạn sẽ không có được mức độ bảo vệ tương tự như đối với cà phê.

7. Bạn có thể sẽ không bịchuột rút

Quá nhiều cà phê trong cơ thể có thể sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu magie của cơ thể, mặc dù cà phê cũng có chứa một lượng nhỏ magie. Nếu bạn uống rất nhiều cà phê và không bổ sung đủ magie, thì bạn sẽ bị chuột rút và khó ngủ - hai tình trạng có nguyên nhân là do caffein hoặc không đủ magie. Một số loại thuốc, ví dụ như các thuốc ức chế bơm proton, cũng có thể làm giảm lượng magie của cơ thể.

Do vậy, nếu bạn vừa sử dụng những loại thuốc này lại vừa uống cà phê, thì tình trạng thiếu magie của bạn sẽ còn trầm trọng hơn. Bằng việc chuyển sang uống trà, bạn có thể sẽ tránh được những ảnh hưởng tiêu cực này.

8. Cảm xúc của bạn có thể sẽ thay đổi

Có thể là do caffein, nhưng cũng có thể là do không khí và sự giao lưu tại những quán cà phê, nhưng các nghiên cứu đã chứngminh rằng, cà phê có thể giúp cải thiện tâm trạng và làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Một nghiên cứu tại đại học Harvard thậm chí chỉ ra rằng, người trưởng thành uống 2-4 ly cà phê mỗi ngày sẽ có nguy cơ tự tử thấp hơn 2 lần so với những người uống ít cà phê hoặc không uống. Bằng việc chuyển sang uống trà, bạn có thể sẽ không thu được những lợi ích đó. Kể cả khi trà cũng có chứa caffein, nhưng lượng caffein trong trà chỉ bằng một nửa trong cà phê và có thể sẽ không có hiệu quả tương tự như cà phê.

9. Bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư cho chính mình

Các nghiên cứu đã chứng minh được việc tiêu thụ cà phê sẽ làm giảm nguy cơ ung thư gan và ung thư đại tràng, nhưng trà còn có nhiều công dụng hơn. Nghiên cứu đã cho thấy trà không chỉ làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư ở trên mà còn giảm cả nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư vú và nhiều loại ung thư khác.

Khác biệt lớn nhất giữa trà và cà phê là do chất chống oxy hóa EGCG có trong trà. Cả trà và cà phê đều có chứa chất chống oxy hóa nhưng trà xanh đặc biệt rất giàu ECGC, có thể giúp bạn chống lại các gốc tự do góp phần gây ra bệnh ung thư.

10. Bạn có thể sẽ có đủ nước hơn

Mặc dù caffein có tác dụng như một chất lợi tiểu, nhưng cà phê vẫn có thể giữ cho bạn có đủ nước. Cơ thể có thể giữ khoảng 1/3 lượng nước của một ly cà phê, tương đương với khoảng một nửa ly nước trong số 8 ly nước bạn cần uống một ngày. Trà có lượng caffein thấp hơn do vậy có thể nói trà sẽ giúp cơ thể giữ nước tốt hơn. Khi cơ thể có đủ nước, bạn sẽ không bị chóng mặt, da bạn sẽ trông mịn màng hơn và các chức năng của cơ thể cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

Vậy, bạn còn chần chừ gì nữa mà không thay cà phê bằng những tách trà thơm ngát?

Ths.Bs.Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

5 cách mà dinh dưỡng và lối sống có thể giúp bạn giảm stress

Trong một khảo sát mới đây của Hiệp hội Tâm Lý Mỹ (American Psychological Association), stress sẽ dẫn đến những hành vi không tốt cho sức khỏe, từ mất ngủ cho tới ăn quá nhiều hay ăn những thức ăn không lành mạnh.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott

Tình trạng stress trong thời gian dài có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì lí do đó, chúng ta cần nhận ra những dấu hiệu của stress và giải quyết chúng bằng giấc ngủ, các bài tập thể dục và bằng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Hầu hết mọi người không nhận ra điều này, nhưng một chế độ dinh dưỡng tốt cũng hiệu quả như tắm trong bọt xà phòng để giải tỏa stress, thậm chí còn hiệu quả hơn.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott cho biết “Ăn uống theo một chế độ giàu thực phẩm lành mạnh như các loại rau xanh đậm và thịt nạc giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho cơ thể cũng như giảm viêm nhiễm và quá trình oxy hóa. Kết hợp các chất có trong những loại thực phẩm nhất định với một chế độ ăn uống lành mạnh là cách hữu hiệu để chống lại tác dụng phụ của stress trên cơ thể.”

Cụ thể, các loại thực phẩm lành mạnh làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Dù viêm nhiễm không phải là xấu vì đó là phản ứng của cơ thể với các chấn thương, stress hay thậm chí là tập thể dục nhưng nếu quá nhiều hoặc quá lâu cũng có thể gây ra căng thẳng oxy hóa. Ở mức độ cân bằng, căng thẳng oxy hóa giúp chữa lành cơ thể nhưng căng thẳng oxy hóa mãn tính hay không kiểm soát lại gây hại đến nội tạng.

Với cuộc sống 24/7 ngày nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là hãy dành thời gian chăm sóc bản thân. Stress có thể gây tác động lớn đến tâm trí và cơ thể. Nếu bạn thấy căng thẳng, hãy nhớ kĩ 5 lời khuyên dưới đây.

1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn những thực phẩm giàu chất chống viêm như axit béo không no (cá hồi, cá ngừ,..), chất chống oxy hóa, polyphenol và carotenoid (chocolate đen, rau xanh đậm, ớt chuông màu sáng và rượu). Những thực phẩm này đều nằm trong chế độ ăn uống vùng Địa Trung Hải và đều tốt cho việc giảm viêm.

2. Ăn tại nhà

Ăn tại nhà thường đồng nghĩa với ăn uống lành mạnh hơn vì bạn có thể kiểm soát được thành phần trong bữa ăn. Một cách để việc ăn uống lành mạnh dễ dàng hơn là giữ thức ăn tươi ngon bổ dưỡng trong tầm tay. Một vài loại thực phẩm cũng có thể trữ đông lạnh hoặc để khô (các loại hạt, trái cây và ngũ cốc nhiều chất xơ).

3. Tập luyện thể dục

Dù khi bị stress, bạn thường cảm thấy không muốn vận động, nhưng việc tập thể dục khi bị stress lại rất quan trọng. Các hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphins và giảm lượng adrenaline và cortisol giúp giảm căng thẳng thần kinh. Endorphin là hợp chất hóa học trong não bộ giúp kích thích các tế bào gây cảm giác hưng phấn và giúp cơ thể được thư giãn.

4. Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu đăng trên tờ Tạp chí về sinh học con người Mỹ cho thấy ngủ không đủ giấc làm thay đổi sự tiết hormone gây đói, khiến bạn đói và ăn nhiều hơn. Đây là lí do chúng ta có thể ăn quá nhiều khi căng thẳng hay buồn ngủ. Hãy ngủ đủ 7-8 tiếng trong một đêm.

5. Uống nhiều nước và bớt cà phê

Bạn đã bao giờ cảm thấy bồn chồn vì uống quá nhiều caffeine? Nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể khiến các phản ứng khi stress trở nên tồi tệ hơn vì vậy dù cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, hãy uống nước vào buổi chiều.

“Cuối cùng, đừng nản lòng khi bị stress. Ăn uống theo một chế độ lành mạnh là điều không hề dễ dàng và những thói quen mới bao giờ cũng cần thời gian” Kuchan nói.

Dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt, là điều kiện tiên quyết để mọi người ở mọi độ tuổi có thể có cuộc sống trọn vẹn nhất. Chuyên mục “Dinh dưỡng cho cuộc sống trọn vẹn” do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp với Abbott Việt Nam – công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu thực hiện sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, những kiến thức hữu ích về thực hành dinh dưỡng trong cuộc sống và điều trị bệnh, bao gồm các chủ đề dinh dưỡng cho phụ nữ; bà mẹ và trẻ em; dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh; dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.

Nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm thực phẩm

1. Thiếu vệ sinh

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm thực phẩm là quá trình xử lý và chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Vì các loại vi-rút có thể dễ dàng lây truyền qua trái cây, rau và thịt, nên cần rửa tay đúng cách trước và sau khi xử lý thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm cần tránh:

- Bỏ qua bước rửa tay và cầm thực phẩm sau khi đi vệ sinh, xử lý thùng rác hoặc xử lý thịt sống.

- Cầm thực phẩm ngay cả khi bạn bị nhiễm vi-rút như viêm gan A, có vết cắt, nhiễm trùng da hoặc vết thương hở trên da.

- Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, không đeo găng tay khi chế biến thực phẩm.

Nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm thực phẩm

2. Do lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo là sự lây truyền vi khuẩn hoặc vi-rút từ nơi này sang nơi khác, đối tượng này sang đối tượng khác. Lây nhiễm chéo có thể xuất hiện khi sử dụng thớt để chế biến thịt sống sau đó lại dùng để chế biến thực phẩm khác. Loại lây nhiễm này thường gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm mà nếu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những cách đơn giản để phòng lây nhiễm chéo:

- Sử dụng đĩa, dao và thớt riêng khi chế biến rau/trái cây tươi và thịt, cá, trứng sống.

- Để riêng đồ sống và đồ chín.

- Rửa thớt với nước nóng và nước khử trùng thường xuyên.

3. Nấu không đúng cách

Nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn hoặc vi trùng. Vì vậy, điều quan trọng là phải nấu thức ăn ở nhiệt độ hợp lý, tùy vào từng loại thực phẩm để tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, luôn ăn thực phẩm khi ấm và tránh ăn đồ dư thừa.

4. Không bảo quản thực phẩm đúng cách

Khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, phần lớn trái cây và rau và ngay cả thực phẩm đã nấu chín cũng dễ bị hỏng. Vì vậy, cần bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, cần bảo quản rau và những thực phẩm không phải rau trong hộp riêng hoặc để tách riêng nhằm tránh lây bẩn và do đó làm hỏng thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu bạn để thực phẩm trong tủ lạnh, cần làm ấm trước khi ăn và nhanh chóng đặt phần thực phẩm còn thừa vào lại trong tủ lạnh (không để thực phẩm đã chứa trong tủ lạnh ra ngoài - ở nhiệt độ phòng - quá lâu).

5. Bếp không sạch sẽ

Nếu bạn lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, cần thường xuyên làm sạch tủ lạnh. Cũng nên lưu trữ thực phẩm ở đúng nơi, đúng nhiệt độ, vệ sinh bếp thường xuyên.

Cần làm sạch bếp sau khi chế biến thực phẩm để tránh thực phẩm bị nhiễm bẩn do kiến, gián, chuột…

BS Tuyết Mai

(Theo THS/Univadis)

Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ đau đầu mạn tính ở nam giới

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng vitamin D thấp nhất tăng 2 lần nguy cơ bị đau đầu mạn tính so với những người có hàm lượng vitamin D cao nhất.

Thiếu vitamin D cũng liên quan với loại đau đầu do áp lực mạn tính, có thể do gây đau cơ xương.

Các nghiên cứu trước đây tìm ra vai trò của vitamin D trong nhiều bệnh thần kinh mạch máu khác nhau.

Theo các nhà nghiên cứu từ ĐH Đông Phần Lan, nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng về mối liên quan giữa hấp thu ít vitamin D và tăng nguy cơ bệnh mạn tính.

Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đã phân tích hàm lượng vitamin D huyết thanh và sự xuất hiện đau đầu ở khoảng 2.600 nam giới trong độ tuổi từ 42 tới 60.

Ở khoảng 68% trong số này, lượng vitamin D huyết thanh là dưới 50 nmol/l, ngưỡng được cho là thiếu vitamin D.

Những người ít tiếp xúc với tia UVB, một nguồn vitamin D chủ yếu, nên đảm bảo nhận đủ vitamin D từ bổ sung thực phẩm.

Nghiên cứu được công bố trên tờ Scientific Reports.

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ Indianexpress)

7 thực phẩm giảm nhẹ triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt

Bạn có từng nghe về các loại thực phẩm bổ dưỡng và ngon miệng có thể giúp bạn chống lại hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (PMS-premenstrual syndrome) ở chị em? Khi đến tháng, cơ thể chị em có những biến đổi nhất định.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet

Dưới đây là danh sách thực phẩm và đồ ăn vặt giúp chị em đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt thay vì tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đọc để tìm hiểu những gì bạn nên chọn trong kế hoạch ăn uống của bạn những ngày chuẩn bị đèn đỏ:

1. Chuối

Chuối rất giàu kali, là chất đặc biệt quan trọng khi bạn đang đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh. Nồng độ kali thấp có thể gây ra chuột rút và ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Ăn thực phẩm giàu kali như chuối, dưa đỏ và trái cây họ cam quýt giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm thấy tốt hơn.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-CHUOI

2. Sôcôla đen

Sôcôla đen có rất nhiều lợi ích sức khỏe vì nó là một nguồn cung cấp magiê tuyệt vời, tăng cường chất chống oxy hóa và các vitamin quan trọng. Bạn hãy lựa chọn chocolate đen với tỷ lệ ca cao cao (70% trở lên) cho dù nó có vị đắng bởi vì chocolate đen có chứa các chất flavonoid chống lại bệnh tật và chất chống oxy hóa.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-socola

3. Chất béo lành mạnh

Do hàm lượng axit béo omega-3 cao, chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, bơ, các loại hạt và cá hồi có thể giúp ta chống và giảm các triệu chứng trước kỳ kinh. chất béo lành mạnh cũng có thể giúp giảm các triệu chứng thông thường như đau bụng kinh, đau ngực, khó chịu và đầy hơi.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-chat-beo-co-loi

4. Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu vitamin E có thể giúp bạn đối phó với các vấn đề về da, sự căng tức ngực, khó chịu và đau nhức trong suốt thời gian trước ngày đèn đỏ của bạn. Nếu bạn không thích hạnh nhân, bạn có thể thử các sản phẩm sữa, quả phỉ, quả bơ hoặc trứng. Các loại thực phẩm này không chỉ là những món ăn ngon giúp chống lại các triệu chứng trước kỳ kinh, mà còn giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do.

7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Hanh-nhan

5. Sữa chua

Sữa chua là một trong những món ăn nhẹ yêu thích của nhiều chị em và là một trong những loại thực phẩm giúp phụ nữ chống lại các triệu chứng trước kỳ kinh. Sữa chua không béo hoặc ít béo sẽ giúp cân bằng lượng canxi của bạn trong suốt thời gian trước ngày đèn đỏ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số phụ nữ có nồng độ canxi thấp hơn xung quanh thời điểm rụng trứng và có thể dẫn đến đầy hơi hoặc thay đổi tâm trạng. Nếu bạn thèm một món ăn ngon, hãy lựa chọn sữa chua thay vì các món kem.

thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Sua-chua

6. Gạo lức

Gạo lức không phải là loại thực phẩm ngon miệng, nhưng nó thực sự có thể làm giảm các triệu chứng phổ biến nhất của PMS như ủ rũ và khó chịu vì rất giàu vitamin B6, mangan và magiê. Nếu bạn không thích gạo nâu, hãy lựa chọn thay thế bằng mì nguyên hạt hoặc bột yến mạch.

thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Gao-luc

7. Đậu

Cuối cùng, để đối phó với hội chứng trước kỳ kinh, đậu có thể là lựa chọn an toàn cho bạn. Đậu giúp tăng lượng vitamin B6 làm giảm cảm giác đầy bụng, giảm khả năng giữ nước và thay đổi tâm trạng. Chế biến đậu với salad, mì ống hoặc nấu súp là gợi ý tốt cho bữa ăn của bạn.

thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet-Dau

Đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh giúp bạn bớt mệt mỏi và u ám, thậm chí giảm bớt đau đớn, ậm ạch trước kỳ kinh. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh giúp chị em giảm bớt hội chứng trước kỳ kinh là một gợi ý hay.

Mai Hương/HVQY

(theo Amerikanka LifeStyle)

Vinamilk đồng hành cùng `Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam`

Chuỗi chương trình đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người cao tuổi tại các địa phương. Hoạt động đo loãng xương và tư vấn về cách chọn...